15 CÁCH QUẢN LÝ KHO HÀNG HIỆU QUẢ
-
Trang chủ
- Blog
31/08/2022
Quản lý kho là một công việc vất vả cho cả người chủ shop và nhân viên kho. Khi cửa hàng, doanh nghiệp ngày càng phát triển thì số lượng hàng hóa trong kho cũng sẽ theo đó ngày càng tăng lên. Vậy quản lý như thế nào để hàng hóa nhập vào – bán ra không bị nhầm lẫn hay thất thoát? Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm trong việc này mà chúng tôi tổng hợp được, hy vọng sẽ phần nào giúp bạn có những cách thức quản lý hiệu quả hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Một quy trình quản lý tồn kho đơn giản giúp giảm thiểu chi phí cũng như tối ưu hóa công đoạn kiểm soát số lượng hàng còn lại trong kho. Thời điểm cuối năm nay hoặc “mùa vụ” của mỗi ngành hàng là dịp mà các doanh nghiệp xả hàng tồn kho và đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Đây cũng chính là thách thức lớn cho doanh nghiệp về việc quản lý kho hàng sao cho hiệu quả.
1. Quản lý kho là gì?
1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Trước khi hiểu quản lý kho là gì chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thế nào là hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc trong tương lai. Hàng tồn kho không chỉ bao gồm tồn thành phẩm, mà còn có tồn sản phẩm dở, tồn kho nguyên vật liệu/ linh kiện và công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất…Hàng tồn kho quá nhiều hay ít đều gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, do đó cần có các cách quản lý tồn kho phù hợp.
1.2. Quản lý kho là gì?
Quản lý kho là việc kiểm soát các hoạt động hằng ngày như nhập xuất, chuyển kho tại kho hàng. Quản lý kho hiệu quả giúp giảm chi phí cũng như tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc sắp xếp, bảo quản, quản lý số lượng hàng hóa tồn kho được thuận tiện, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình Sản xuất – Cung cấp – Phân phối hàng hóa, vật tư.
>>> XEM THÊM: Công việc của quản lý kho là gì? Cần những kỹ năng gì?
2. Tại sao cần quản lý kho hàng?
Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho là lượng tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản. Thông thường chiếm 40- 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp.
Chình vì lẽ đó, việc kiểm soát hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết trong việc quản lý hệ thống sản xuất.
Quản lý tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Người bán luôn muốn nâng cao mức độ tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhất nhu cầu của khách hàng, lượng tồn kho lớn giúp lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với bộ phận quản lý tài chính thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu cho mục khác được.
Do đó, kiểm soát tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Nghĩa là không “quá nhiều” cũng không “quá ít”. Nhiệm vụ của quản trị tồn kho là phải trả lời được câu hỏi: Lượng tồn kho như thế nào là tối ưu?
Một quy trình quản lý tồn kho đơn giản giúp giảm thiểu chi phí cũng như tối ưu hóa công đoạn kiểm soát số lượng hàng còn lại trong kho. Thời điểm cuối năm nay hoặc “mùa vụ” của mỗi ngành hàng là dịp mà các doanh nghiệp xả hàng tồn kho và đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Đây cũng chính là thách thức lớn cho doanh nghiệp về việc quản lý kho hàng sao cho hiệu quả.
1. Quản lý kho là gì?
1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Trước khi hiểu quản lý kho là gì chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thế nào là hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc trong tương lai. Hàng tồn kho không chỉ bao gồm tồn thành phẩm, mà còn có tồn sản phẩm dở, tồn kho nguyên vật liệu/ linh kiện và công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất…Hàng tồn kho quá nhiều hay ít đều gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, do đó cần có các cách quản lý tồn kho phù hợp.
1.2. Quản lý kho là gì?
Quản lý kho là việc kiểm soát các hoạt động hằng ngày như nhập xuất, chuyển kho tại kho hàng. Quản lý kho hiệu quả giúp giảm chi phí cũng như tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc sắp xếp, bảo quản, quản lý số lượng hàng hóa tồn kho được thuận tiện, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình Sản xuất – Cung cấp – Phân phối hàng hóa, vật tư.
>>> XEM THÊM: Công việc của quản lý kho là gì? Cần những kỹ năng gì?
2. Tại sao cần quản lý kho hàng?
Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho là lượng tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản. Thông thường chiếm 40- 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp.
Chình vì lẽ đó, việc kiểm soát hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết trong việc quản lý hệ thống sản xuất.
Quản lý tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Người bán luôn muốn nâng cao mức độ tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhất nhu cầu của khách hàng, lượng tồn kho lớn giúp lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với bộ phận quản lý tài chính thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu cho mục khác được.
Do đó, kiểm soát tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Nghĩa là không “quá nhiều” cũng không “quá ít”. Nhiệm vụ của quản trị tồn kho là phải trả lời được câu hỏi: Lượng tồn kho như thế nào là tối ưu?
3. Một số cách quản lý kho hàng hiệu quả
- Thiết lập kho ở khu vực dễ quan sát
- Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học
- Nhập trước – Xuất trước
- Thiết lập mức tồn kho tối ưu
- Lưu mã các sản phẩm trong kho
- Kiểm soát quy trình xuất kho
- Kiểm kho định kỳ
- Có kế hoạch dự phòng
- Đưa ra các dự báo chính xác
- Quản lý kho hàng bằng thẻ kho
- Tận dụng công nghệ hiện đại vào quản lý kho
Quản lý kho nguyên liệu tốt giúp nhà hàng chủ động và dễ dàng xác định số lượng hàng hóa và chi phí nhập/ xuất hàng mỗi ngày, tránh được những khủng hoảng hàng hóa không đáng có. Lựa chọn phần mềm quản lý phù hợp để trợ giúp cho công việc là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu tại các doanh nghiệp hiện nay.