RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG KINH DOANH NGÀNH HÀNG TÔN THÉP

26/05/2020

Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn sẵn sàng ứng biến linh hoạt để biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất. Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng về hình thức và thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của môi trường. Riêng đối với ngành hàng tôn – sắt – thép, có thể kể đến một số rủi ro thường gặp nhất dưới đây.

  1. Rủi ro cạnh tranh: Cạnh tranh giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau. Có thể kể đến một vài hình thức cạnh tranh, như cạnh tranh giá cả (giảm giá), cạnh tranh về chất lượng sản phẩm (sản phẩm tốt – giá thành rẻ hơn).
  2. Rủi ro kinh tế: Các yếu tố trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví như trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các mặt hàng xa xỉ, vật liệu xây dựng sẽ bị thu hẹp thị trường, trong khi các nhu yếu phẩm sẽ bán đắt hàng hơn.
  3. Rủi ro chiến lược: Gồm những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến không tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp.
  4. Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi bị ảnh hưởng do sự thiếu trung thực hay thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả lớn, gây tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
  5. Rủi ro vận hành: Là những rủi ro về hệ thống quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý thiếu chặt chẽ sẽ là nguyên nhân khiến doanh nghiệp thất thoát tài sản, đánh mất thị trường khách hàng,…
  6. Rủi ro bảo mật: Những thông tin mật, hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, danh sách khách hàng. Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp phá sản!
Những rủi ro đều rất dễ gặp phải trong quá trình kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải có những bước đi thận trọng, giải pháp phù hợp để có thể tồn tại, phát triển trong tương lai và chứng minh cho các đối thủ khác thấy khả năng quản lý rủi ro của mình. Một số giải pháp có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong các trường hợp này.
  1. Quản lý rủi ro hoạt động: Nhận diện các nguy cơ rủi ro, phân tích các mỗi đe dọa mà doanh nghiệp đang đối đầu. 
          - Con người: Những tác động từ cá nhân hay tổ chức như nguồn nhân lực, lượng khách hàng,…
          - Uy tín: Kiểm soát, gây dựng và duy trì lòng tin đối với nhân viên, người tiêu dùng và khách hàng của mình.
          - Quy trình: Xây dựng hệ thống tổ chức nội bộ, quy trình công việc hợp lý, thống nhất. Thủ tục xử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả.
          - Tài chính: Kiểm soát tình hình tài chỉnh, lãi lỗ. Quản lý chặt chẽ dòng tiền trong nội bộ doanh nghiệp.
  1. Quản lý chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị trả lại, gây mất lòng tin của khách hàng. Đa dạng hóa cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm là cách tốt nhất để bảo đảm và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt là các tốt nhất để giữ chân khách hàng khỏi tay các đối thủ.
Phần mềm quản lý bán hàng tôn – sắt – thép Niềm Tin không chỉ hỗ trợ đắc lực việc kiểm soát bán hàng mà còn giúp bạn giải quyết các vấn đề về quản lý nhân viên, kho hàng, bảo mật thông tin. Linh hoạt, chủ động và hiện đại hóa hoàn toàn công việc của bạn!

phần mềm quản lý bán hàng tôn sắt thép Niềm Tin