TẬN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

21/01/2022

Doanh nghiệp của bạn là một tập hợp các nguồn lực mà bạn đã phải tập trung lại nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh:
 - Con người (Người quản lý và nhân viên).
 - Chi phí.
 - Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu.
 - Kinh nghiệm.

Trong số đó, quản lý nguồn nhân lực là một trong những điều cực kỳ quan trọng:
 - Con người là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả trong cách quản lý con người của bạn. Bao gồm cả việc quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp.
 - Môi trường làm việc, cung cách quản lý và cách truyền đạt của người làm chủ trong công việc là những giá trị quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
 - Liên kết chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn như việc người quản lý cần biết rõ thời điểm nào và tại sao cần phải tuyển dụng nhân viên, điều mong đợi ở họ là gì, chính sách khen thưởng/ kỷ luật như thế nào để đạt được mục đích kinh doanh.
Quản lý nguồn nhân lực là gì?
 - Trước tiên quản lý nguồn nhân lực vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, làm cho những mong muốn của doanh nghiệp và nhân viên tương hợp với nhau, cùng đạt đến mục tiêu cuối cùng. Nhân viên trông đợi từ công việc một mức lương thoả đáng, điều kiện làm việc an toàn, sự gắn bó lâu dài, những nhiệm vụ có tính thách thức, trách nhiệm và quyền hạn. Mặt khác, chủ lao động mong muốn nhân viên tuân thủ quy định tại nơi làm việc và các chính sách kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp sáng kiến vào các mục tiêu kinh doanh, chịu trách nhiệm về cả việc làm tốt và chưa tốt, tận tâm và trung thực.
 - Thứ hai, quản lý nguồn nhân lực là một quy trình mà bản thân bạn và nhóm quản lý của bạn cần tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Quy trình này sẽ bao gồm các bước tuyển dụng, quản lý, trả lương, nâng cao hiệu quả hoạt động và sa thải nhân viên trong doanh nghiệp.Mỗi người làm chủ đều lựa chọn cho mình một cách thức quản lý riêng để thể hiện được quan điểm của bản thân cũng như duy trì được các hoạt động công việc hiệu quả. Tuy nhiên điều được quan tâm trên hết là làm sao để tạo được hiệu quả năng xuất và hiệu quả làm việc của nhân viên, cũng phư phát huy được tốt nhất vai trò của người làm chủ. Có 8 yếu tố quan trọng góp phần tạo nên điều đó.
Tinh thần, trách nhiệm với công việc
Để nhân viện có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì người chủ phải là người làm gương. Nhà quản lý nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Dốc lòng sát cánh thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp phát triển, đem lại lợi ích cho công ty và toàn bộ nhân viên. Nhân viên được làm việc trong một môi trường cầu tiến và cạnh tranh công bằng, từ đó tăng cao hiệu suất công việc.
Biết lắng nghe, chia sẻ
Người quản lý tốt nên là người biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước một công việc cần giải quyết. Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ với những khó khăn, nỗi niềm của nhân viên. Quản lý từ tâm sẽ đổi lại sự trung thành, dốc lòng cống hiến của nhân viên.
Định hướng phát triển công việc, năng lực cho nhân viên
Đảm bảo mỗi nhân viên phải nhận thức rõ được công việc và vai trò của bản thân trong công việc đó. Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ trình công danh rõ ràng cho từng nhân viên dựa trên mục tiêu nghề nghiệp, ưu/ khuyết điểm của mỗi người.
Tầm nhìn chiến lược
Đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng cần có nhất của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nhân lực sao cho hợp lý và tạo sự thống nhất trong công việc. Xác định rõ mục tiêu khả thi để tận dụng tối đa nguồn nhân lực, tránh gây hoang mang cho nhân viên cũng như lãng phí tài chính, thời gian, nguồn nhân lực. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lượt phát triển doanh nghiệp.
Công cụ làm việc
Trang bị cho nhân viên tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật, cá nhân để thực hiện được công việc của họ. Không gian làm việc thích hợp, thời gian làm phân bổ hợp lý, sự ủng hộ từ người quản lý, các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đi kèm. Những điều này sẽ giúp nhân viên nhanh chóng thích nghi với vai trò mới của mình, nhanh chóng hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái nhất.
Đây chính là những cách thức quản lý tạo ra môi trường làm việc thoải mái nhất có thể để nhân viên phát triển và cống hiến trong công việc chung.